Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sim

1. Tính vị và công dụng của cây sim

Trong các sách thuốc Đông y, cây sim có tên là “cương nẫm”, “nẫm tử”, “sơn nẫm”, “đào kim nương”…

Tên khoa học là: Rhodomyrtus tomentosa Wight, thuộc họ Sim (Myrtaceae).

– Quả sim: Vị ngọt chát, tính bình; có tác dụng dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu), sáp trường, cố tinh; dùng chữa các chứng huyết hư, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, lỵ, thoát giang, tai ù, di tinh, băng huyết, đới hạ…

Khi quả sim chín, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Liều dùng: 14-18g khô (30-50g tươi) sắc với nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài thiêu tồn tính, nghiền mịn, bôi vào vết thương.

Quả sim - dược liệu quý cho sức khỏe con người

Quả sim, lá sim dưỡng huyết, chỉ huyết (cầm máu)

– Lá sim: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng chỉ thống (giảm đau), tán nhiệt độc, chỉ huyết, hút mủ, sinh cơ; dùng để chữa đau đầu, tả lỵ, cam tích, ngoại thương xuất huyết, ghẻ lở, chân lở loét… Lá có thể thu hái quanh năm. Liều dùng: Dùng trong từ 16-30g; Dùng ngoài không kể liều lượng.

– Rễ sim: Vị ngọt, hơi chua; tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau; dùng trong trường hợp hỗ trợ điều trị bệnh gan, đau bụng, băng huyết, phong thấp tê đau nhức, trĩ lở loét, bỏng lửa… Rễ có thể thu hái quanh năm để dùng làm thuốc.

Liều dùng: Dùng trong từ 30-50g; dùng ngoài thiêu tồn tính, nghiền mịn, bôi vào vết thương.

2. Bài thuốc chữa bệnh chữa từ cây sim

2.1 Quả sim

– Chữa chảy máu cam: Quả sim khô 24g, nước 600ml, sắc còn 150ml, uống hết trong 1 lần.

– Chữa đại tiện xuất huyết: Quả sim khô 24g, nước 450ml, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày; uống liền 7-10 ngày.

– Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ (trực tràng lòi ra ngoài hậu môn): Quả sim tươi 60g (khô 30g) hoa hòe 24g; nấu với dạ dày lợn, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.

– Chữa băng huyết, thổ huyết, đao thương xuất huyết: Quả sim khô sao đen như than, nghiền thành bột mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần; mỗi lần uống 12-16g, chiêu thuốc bằng nước sôi; đối với vết thương bên ngoài có thể dùng bột thuốc chấm vết thương.

– Bổ máu, trị thần kinh suy nhược: Quả sim khô 30g, sắc với nước, chia nhiều lần uống trong ngày.

– Chữa bỏng: Quả sim thiêu tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc, bôi vào vết thương.

Quả sim có tác dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh từ quả sim

Rễ sim hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính

2.2 Lá sim

– Trị đau đầu kinh niên: Lá và cành sim tươi 40g, cho vào nồi đổ ngập nước, đun còn nửa bát (khoảng 100ml); uống liền trong 5 ngày.

– Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, viêm ruột cấp: Lá sim tươi 100g (lá khô 30g), sắc nước uống.

– Chữa ngoại thương xuất huyết: Lá sim tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi tổn thương.

2.3 Rễ sim

– Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn thể hư hàn: Rễ sim khô 50g, sắc nước uống.

– Chữa phong thấp đau nhức xương, lưng đau mỏi: Rễ sim 50g, rễ gắm 24g, chân chim (ngũ gia bì) 24g sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày sáng-tối.

– Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính, hoàng đản (vàng da): Rễ sim khô 40g, cốt khí củ, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo,mỗi vị 15g, kê cốt thảo 30g; sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống sau bữa ăn; mỗi liệu trình 10 ngày.

– Chữa sốt rét lâu năm, dưới sườn sinh khối tích (ngược mẫu): Rễ sim khô 60g, ô dược 15g vào, sắc với nước thêm đường đỏ 100g, chia 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối.

– Chữa bỏng lửa: Rễ sim khô đốt thành than, nghiền thành bột mịn, trộn với mỡ bò bôi vào vết thương.

Mời bạn xem thêm video:

Những thói quen tốt cho thận cần thực hiện ngay nếu muốn có thận khỏe | SKĐS

Các cây thuốc nam Xem tất cả

Tin tức Xem tất cả

Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu

5 doanh nghiệp tại Mỹ đang chờ được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 – gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam, theo Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ ...

Hướng dẫn cách bảo quản hàu sữa tươi ngon

Ruột hàu sữa là nguyên liệu bổ dưỡng và ngày càng được mọi người ưa chuộng bởi giá thành rẻ cùng hàm lượng dinh dưỡng cao. chúng ta hãy cùng tham khảo ...

- Cơm chiên cồi sò điệp

- Còi sò điệp xào măng tây

- Còi sò điệp chiên trứng cút

- Hàu nướng mỡ hành

- Mắm tôm chua Bình Định

- Hướng dẫn làm mắm tôm chua Huế