Người thể chất nhiệt, thường có những biểu hiện: Da nóng, khát nước, thích uống nước lạnh, tinh thần dễ hưng phấn, nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, đại tiện táo, nhiều mồ hôi, huyết áp có xu hướng cao hoặc hơi cao, mỡ máu và đường máu cũng hơi cao.
Vị thuốc là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây la hán, tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle. Thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Đó là một loại cây mọc leo, hoa đực mọc thành bông, phiến hoa bao nhỏ. Quả có vỏ cứng nhỏ, đường kính 4 – 6cm, hình cầu hoặc hơi trái xoan; bên trong có hạt màu nâu nhạt với mùi thơm đặc trưng.
Quả la hán hãm nước sôi hoặc sắc nước uống tốt cho người thể chất nhiệt.
Theo Đông y: La hán có vị ngọt, tính mát, không độc, lợi vào hai kinh phế và đại tràng. Có tác dụng lợi hầu, nhuận phế, hóa đàm, giảm ho, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị ho do phế nhiệt và đàm hỏa, viêm hầu họng, viêm amiđan, viêm dạ dày cấp tính, đại tiện táo.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại: Nước sắc quả la hán có hiệu quả chống ho, trừ đờm. Bên cạnh đó còn có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Quả la hán giàu chất dinh dưỡng và có chứa một số hợp chất có độ ngọt lớn gấp nhiều lần đường mía, nhưng không phải là đường có thể dùng tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường, hay béo phì.
Phòng và điều trị viêm họng, chữa khàn tiếng, mất tiếng
Quả la hán 24g (thái lát) sắc nước uống thay trà, chia ra uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít.
Quả la hán hỗ trợ điều trị viêm họng cấp tính/mạn tính cho người thể nhiệt.
Hỗ trợ điều trị ho có đờm, đờm vàng đặc dính, thở rít, buồn nôn và nôn
Quả la hán 20g, tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm) 12g, sắc uống trong ngày. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Hỗ trợ điều trị ho gà kèm hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ
La hán 20g, hồng khô 24g, sắc nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Bổ phế, hỗ trợ điều trị viêm họng mạn tính
La hán 60g, thịt lợn nạc 100g, thái miếng, thêm lượng nước thích hợp, gia vị vừa đủ, hầm chín, ăn trong ngày.
Bài thuốc khác: Nhuận tràng, thông tiện, trị táo bón:
Quả la hán 24g, sắc lấy nước pha thêm mật ong, uống trong ngày.
Lưu ý khi dùng quả la hán chữa bệnh
Theo Đông y, người có thể chất nhiệt thì có sức khỏe ổn định hơn so với người thể hàn. Người thể chất hàn, thường có những biểu hiện: Chân tay lạnh, thích uống nước ấm, rêu lưỡi trắng, tinh thần mệt mỏi, khả năng tiêu hóa kém, đại tiện lỏng loãng hay tiểu đêm, tăng huyết áp, mỡ máu và đường máu hơi thấp… không nên dùng la hán.
Người viêm họng nên ăn và kiêng thực phẩm nào? | SKĐS