Bào ngư có các tên gọi khác: Cửu khổng, cửu khổng hoa, ốc khổng, ốc chín lỗ, cửu khẩu, cửu khổng ngư bào.
Danh pháp khoa học: Haliotis Diversicolor Reeve. Thuộc họ Bào ngư – Haliotidae, lớp Túc phúc – Gastropoda, ngành Nhuyễn thể – Mollusca.
Bào ngư là loại hải sản có chân mềm, thân rộng, phần xoắn ốc có hình bầu dục. Bên ngoài, lớp vỏ có chứa nhiều canxi, hơi nhám với các đường vân màu tím xanh. Thân bào ngư dính chặt vào vỏ, trên mép vỏ phía miệng có 9 lỗ thở.
Trong Y học cổ truyền, thịt bào ngư khô gọi là nhục ngư bào, còn vỏ bào ngư khô là vị thuốc thạch quyết minh.
Nhục ngư bào có vị ngọt mặn, tính ấm.
+ Tác dụng: Tăng thể lực, giảm ho, lợi sữa, chữa tiểu đường, tăng cường sinh lực.
+ Cách làm bào ngư khô: Rửa sạch đất cát, rêu rong bám ở bên ngoài, ngâm rửa với nước muối loãng. Dùng dao tách, cậy lấy phần thịt bên trong, để riêng vỏ và thịt.
Cả 2 phần vỏ và thịt thu được đều đem phơi sấy cho khô. Phần thịt để nguyên con còn phần vỏ có thể tán nhỏ thành bột.
Bào ngư khô cho vị thuốc nhục ngư bào.
Biểu hiện: Bệnh nhân bị ho nóng sốt kéo dài nhiều ngày, gầy sút.
Cách làm:
Ăn ngay khi còn nóng, mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày để hỗ trợ điều trị các triệu chứng lao phổi.
Bào ngư hầm.
– Bào ngư hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp, ổn định huyết áp
Nguyên liệu chuẩn bị: Nhục bào ngư 100g, sò huyết 200g, sơn tra 20g và các gia vị khác.
Cách thực hiện:
Ăn khi còn nóng, mỗi tuần ăn 1 – 2 lần.
Thịt bào ngư được dùng trị ho, hoa mắt, chóng mặt.
– Không dùng với người bị dị ứng với bào ngư. Ăn bào ngư có các triệu chứng như khó thở, đầy bụng, khó tiêu, chóng mặt, nổi mề đay… phải dừng ngay đến cấp cứu tại các cơ sở y tế uy tín.
– Ăn phải bào ngư kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khi ăn vào có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Cần phải chọn đúng nhà cung cấp uy tín, bào ngư đảm bảo chất lượng.
– Người mắc bệnh tỳ vị hư hàn tuyệt đối không nên sử dụng nhục bào ngư có thể gây đầy bụng, khó tiêu, bệnh nặng lên.
Ăn hàu, bào ngư nướng 17 người bị ngộ độc | SKĐS