Ốc giác hay còn gọi là ốc hoàng đế. Ở Việt Nam có nhiều tên gọi địa phương khác nhau như ở miền Trung gọi là ốc gàu, ốc gáo (do vỏ có thể làm gáo múc nước). Ở miền Tây gọi là ốc giá… Nhìn chung đây là một loài ốc lớn con và rất có giá trị kinh tế với việc khai thác ốc để lấy thịt và một số cá thể có thể tạo ngọc.
Ốc giác thường sống ở biển, chúng bám vào các rạng san hô ăn rong rêu thủy sinh nên có chất nhầy ở bề mặt. Cũng giống như những loại ốc biển khác, trước khi chế biến và lấy thịt ốc giác chúng ta nên ngâm sơ qua nước muối (nước vo gạo càng tốt) thêm chút ớt để loại bỏ các chất cạn bã, chất nhờn từ thịt ốc giác.
Cách chế biến ốc giác
Từ ốc giác, bạn có thể chế biến ra nhiều món như luộc, nướng, làm gỏi, nấu cháo,… chúng ta có thể tạo ra đến 08 món ăn ngon khác nhau từ loại ốc này. Ốc giác là loại hải sản quen thuộc của người dân miền biển, ốc giác thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau phục vụ thực khách. Đơn giản nhất là món ốc giác luộc, thịt ốc được cạo rửa sạch cho hết chất nhờn, mang luộc chín rồi xắt mỏng. Với món hấp, sau khi rửa sạch, đem hấp với sả nguyên cả vỏ, sau khi chín lấy phần thịt xắt lát thật mỏng, thịt ốc có màu vàng ươm. Hai món này khi ăn chấm nước mắm gừng, tỏi ớt thì rất giòn và ngon.
Ốc giác chế biến ra nhiều món rất hấp dẫn và mang đậm hương vị của biển như: luộc chín, thái mỏng chấm nước mắm gừng, tỏi, ớt hoặc chấm muối tiêu chanh tùy thích. Ốc giác làm gỏi. Trước hết, thịt ốc được cạo sạch hết chất nhờn, sau đó cho vào nồi luộc chín ốc và thái mỏng thành sợi. Ốc giác được bọc bông bí là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Thịt ốc làm sạch cắt miếng vừa ăn, phi hành, tỏi, ớt cho thơm. Sau đó, thịt ốc nấu chung với nước cốt dừa cho đến khi nở bung, lúc đó thịt đã hút chất béo. Cho từng miếng thịt ốc vào bông bí hấp hơi.