Hạt đu đủ có tác dụng gì?

Đu đủ (Carica papaya) là loại cây thuộc Họ Đu đủ (Caricaceae). Không chỉ có phần thịt quả thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà các bộ phận khác của cây cũng có những lợi ích cho sức khỏe.

Toàn bộ cây bao gồm thịt quả, hạt, lá, rễ, vỏ và mủ đều thu được từ cây đu đủ được sử dụng trong ẩm thực, làm thuốc và cho nhiều mục đích khác. Trong đó, hạt đu đủ cũng là vị thuốc.

1. Thành phần hóa học của hạt đu đủ

Nghiên cứu đặc tính hóa thực vật được tiến hành cho thấy, hạt đu đủ có chứa flavonoid, tannin, đường khử, alkaloid, phenol, saponin và terpenoid. Hạt đu đủ được cho là có chứa protein thô, chất xơ thô, axit béo, dầu, carpaine, benzylisothiocynate, benzylthiourea, glucotropacolin, benzylglucosinolate, hentriacontane, β-sistosterol, caricin và enzyme nyrosin.

Đánh giá lượng dầu chiết xuất từ hạt, có axit béo là axit oleic (71,30%), tiếp theo là axit palmitic (16,16%), linoleic (6,06%) và axit stearic (4,73%).

2. Tác dụng của hạt đu đủ

Hạt đu đủ không độc hại và có thể được sử dụng như một chất bổ sung, hoặc được nghiền dùng làm gia vị.

Hạt đu đủ chứa chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ chống lại các gốc tự do có hại và làm giảm tỷ lệ ung thư, bệnh tim. Hạt có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh nấm candida và nhiễm trùng huyết…

me

Hạt đu đủ thường bị bỏ đi…

2.1 Tác dụng kháng khuẩn, ký sinh trùng và nấm của hạt đu đủ

Hạt đu đủ đã được sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều trị ngộ độc thực phẩm do nhiễm ký sinh trùng, E. coli, các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khác.

Hạt đu đủ (cả chín và chưa chín) là một ứng cử viên hiệu quả như một loại thuốc tiềm năng chống lại vi khuẩn gây bệnh cho người và cần phải phân lập các hoạt chất. Chiết xuất hạt đu đủ có đặc tính kháng khuẩn tiềm năng với hoạt tính gây độc tế bào nhẹ.

Chiết xuất dầu hạt đu đủ đã cho thấy hoạt động kháng nấm. Các axit béo được xác định trong chiết xuất hạt đu đủ (từ quả chín) có thể làm giảm số lượng ký sinh trùng Trypanosoma cruzi ở chuột. Chiết xuất metanol của hạt cũng cho thấy hoạt tính kháng nấm chống lại Aspergillus flavus, Candida albicansPenicillium citrinium.

2.2 Tiềm năng chống ung thư

Hạt đu đủ có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị các rối loạn liên quan đến viêm, bao gồm cả ung thư. BITC (benzyl isothiocyanate) là một chất hoạt tính sinh học có trong hạt đu đủ đã được nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau do ứng dụng rộng rãi của nó. Các ứng dụng BITC trải dài từ thư giãn mạch máu đến ức chế sự tăng sinh ung thư. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu ban đầu về tiềm năng của hạt đu đủ với bệnh ung thư, bạn không nên tự ý áp dụng.

2.3 Tác dụng chống oxy hóa

Hạt đu đủ có chứa các hợp chất như etyl axetat, n-butanol, phenolic… có thể được sử dụng làm chất chống oxy hóa tự nhiên, hoạt động như một chất tẩy gốc tự do mạnh, giảm sự chết của tế bào…

2.4 Tác dụng với bệnh đái tháo đường

Nghiên cứu được thực hiện về tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất nước từ hạt đu đủ được nghiên cứu trên chuột đực bình thường cho thấy rằng nó làm giảm dần đường huyết lúc đói, triglyceride, cholesterol tổng, LDL- cholesterol (xấu) và tăng HDL- cholesterol (tốt). Các phân tích hóa thực vật cho thấy sự hiện diện của các alkaloid, flavonoid, saponin, tannin, anthraquinone, anthocyanosides và đường khử trong hạt đu đủ. Hạt đu đủ có lợi trong việc quản lý bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường type 2. 

2.5 Tác dụng bảo vệ dạ dày

Chiết xuất hạt đu đủ có thể có tác dụng bảo vệ dạ dày chống lại chứng loét dạ dày do ethanol gây ra ở chuột; làm giảm bài tiết dịch dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác dụng độc hại của ethanol. Điều này cũng có thể là do các hợp chất hoạt động của chiết xuất polyphenol (chất chống oxy hóa), alkaloid và flavonoid được biết đến là hữu ích cho các rối loạn tiêu hóa và rối loạn chức năng dạ dày, đường tiêu hóa.

Tác dụng bất ngờ của hạt đu đủ không phải ai cũng biết

Hạt đu đủ có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

2.6 Tác dụng với bệnh gan

Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá những thay đổi có thể có trong nồng độ huyết thanh của một số enzyme chức năng gan quan trọng và các hợp chất trong chiết xuất nước của hạt đu đủ ở chuột Wistar, đã chứng minh, các hoạt động điều hòa gan có thể có của hạt đu đủ với tác dụng bảo vệ gan.

2.7 Tác dụng với bệnh thận

Chiết xuất nước của hạt đu đủ có tác dụng bảo vệ thận trên chuột Wistar bạch tạng được chứng minh bằng việc giảm các thông số sinh hóa và có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa tổn thương thận do paracetamol gây ra. Điều này ủng hộ việc sử dụng hạt đu đủ trong dân gian trong điều trị rối loạn thận.

2.8 Tác dụng tránh thai

Chiết xuất hạt đu đủ ngăn ngừa sự thụ tinh của trứng, giảm số lượng tế bào tinh trùng, làm tổn thương tế bào tinh hoàn, gây vô sinh nam (có thể đảo ngược) và do đó có thể được sử dụng để phát triển dược phẩm tránh thai cho nam giới.

Chiết xuất chloroform của hạt đu đủ cho thấy hiệu quả tránh thai mà không gây độc tính bất lợi, qua trung gian là ức chế khả năng di chuyển của tinh trùng.

3. Cách sử dụng hạt đu đủ

Khi ăn quả đu đủ, thay vì bỏ đi phần hạt, chúng ta có thể giữ lại, rửa sạch lột bỏ lớp màng hạt và sấy khô. Hạt đu đủ có vị hơi cay, đắng nhẹ do đó có thể dùng như một loại gia vị.

Một số cách dùng hạt đu đủ như sau:

– Làm gia vị thay thế hạt tiêu: Hạt đu đủ sau khi phơi khô có thể đem đi xay nhuyễn, có thể thay thế cho hạt tiêu đen.

– Hạt đu đủ trộn mật ong: Khi kết hợp hạt đu đủ và mật ong với nhau sẽ giúp tiêu diệt ký sinh trùng hiệu quả. Lấy khoảng 2 muỗng cà phê bột hạt đu đủ và thêm vào đó 20ml mật ong, khuấy đều tạo thành một hỗn hợp. Tiêu thụ đều đặn hỗn hợp này mỗi buổi sáng, trong vòng 1 tháng sẽ giúp giải quyết vấn đề ký sinh trùng và giải độc hệ tiêu hóa.

– Sử dụng các sản phẩm có chứa chiết xuất hạt đu đủ, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Sử dụng dầu hạt đu đủ trong ẩm thực và làm đẹp.

– Hạt đu đủ sấy khô kết hợp với một số loại thảo dược như can khương, địa liên, ngải cứu, huyết giác, khương hoạt, bạch chỉ… tạo thành hỗn hợp; dùng vải bọc hoặc đổ vào vỏ gối may kín, làm nóng, khi đạt độ ấm phù hợp có thể dùng để đắp chườm vùng cột sống để điều trị thoái hóa, giảm đau và viêm.

Tuy được coi là an toàn, nhưng chúng ta không nên ăn quá nhiều hạt đu đủ mà chỉ nên dùng như gia vị. Nam giới và phụ nữ đang có kế hoạch sinh con, phụ nữ có thai, người đang cho con bú… không nên dùng hạt đu đủ.

Mời độc giả xem thêm:

Người bệnh đau dạ dày nên ăn đu đủ như thế nào?Người bệnh đau dạ dày nên ăn đu đủ như thế nào?

SKĐS – Một câu hỏi rất phổ biến đối với những người bị đau dạ dày, đó là người đau dạ dày có được ăn đu đủ không, ăn đu đủ có làm tình trang bệnh nặng lên không?. Nếu rất muốn ăn thì ăn thế nào để an toàn?

Các cây thuốc nam Xem tất cả

Tin tức Xem tất cả

Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu

5 doanh nghiệp tại Mỹ đang chờ được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 – gạo ngon nhất thế giới của Việt Nam, theo Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ ...

Hướng dẫn cách bảo quản hàu sữa tươi ngon

Ruột hàu sữa là nguyên liệu bổ dưỡng và ngày càng được mọi người ưa chuộng bởi giá thành rẻ cùng hàm lượng dinh dưỡng cao. chúng ta hãy cùng tham khảo ...

- Cơm chiên cồi sò điệp

- Còi sò điệp xào măng tây

- Còi sò điệp chiên trứng cút

- Hàu nướng mỡ hành

- Mắm tôm chua Bình Định

- Hướng dẫn làm mắm tôm chua Huế